Là một đặc trưng của người phụ nữ, kinh nguyệt của mỗi người thường có chu kỳ, số lượng và đặc điểm nhất định. Sự rối loạn kinh nguyệt có thể ở bạn gái tuổi dậy thì hoặc ở độ tuổi rối loạn tiền mãn kinh do rối loạn nội tiết, tuy nhiên có những rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh nguy hiểm. Vậy bạn có đang gặp phải các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt không - và nếu có, liệu nó có cần điều trị không? Hãy cùng YhocGiaDinh.com tìm hiểu để có thêm những thông tin hữu ích để chia sẻ với bạn bè và người thân.
1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng
bong lớp niêm mạc tử cung có chu kỳ do sự thay đổi nội tiết làm chảy máu từ buồng
tử cung ra ngoài âm đạo. Kinh nguyệt lần đầu tiên xuất hiện ở bé gái từ 12-16
tuổi, chu kỳ trung bình là 28 ngày, tuy nhiên có một số trường hợp ngắn hơn khoảng
25 ngày hoặc dài hơn 30 - 35 ngày, tùy từng người và thời gian thường kéo dài từ
3-5 ngày. Lượng máu mất đi sau mỗi kỳ hành kinh là từ 50-150 ml.
Rối loạn kinh nguyệt:
là những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, số ngày có kinh và số lượng
máu kinh so với những chu kỳ thông thường trước đó. Đây có thể là triệu chứng của
một bệnh lý nào đó, có thể do nội tiết, có thể tổn thương thực thể cơ quan sinh
dục nữ, đôi khi chỉ đơn thuần là do thay đổi điều kiện sống môi trường sống.
Rối loạn kinh nguyệt có
thể xảy ra cho phụ nữ ở nhiều độ tuổi, mức độ và biểu hiện khác nhau như ở lứa
tuổi dậy thì, sinh con, mãn kinh,... gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, khả
năng sinh lý và chức năng sinh sản của chị em phụ nữ nếu không được chữa trị kịp
thời.
2. Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt
Những biểu hiện bất thường
về chu kỳ kinh nguyệt không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một vấn đề về sức
khỏe. Tuy nhiên bạn vẫn nên chú ý khi gặp phải một số biểu hiện bất thường sau
của rối loạn kinh nguyệt.
Bất thường về chu kỳ
kinh : Là khi vòng kinh của bạn dài trên 35 ngày (kinh thưa) hay ngắn dưới 22
ngày (kinh mau), thậm chí là không có kinh từ 6 tháng trở lên (vô kinh).
Bất thường về máu kinh:
Là những bất thường về số lượng và ngày có kinh.
- Cường kinh: còn gọi
là băng kinh, lượng máu kinh > 20ml/kỳ.
- Thiểu kinh: số ngày
có kinh < 2 ngày và lượng kinh< 20ml/kỳ.
- Rong kinh: số ngày có
kinh > 7 ngày.
Màu kinh: Thường là máu
đỏ thẫm, có mùi hơi tanh, không đông, nếu máu kinh có lẫn máu cục hoặc máu đỏ
tươi hay hồng nhạt là bất thường.
Bất thường về triệu chứng
khác kèm theo khi đến chu kỳ kinh nguyệt: Trong đó, các bất thường về kinh nguyệt,
thống kinh là hiện tượng phổ biến nhất, thường có triệu chứng đau bụng dưới khi
hành kinh. Nếu đau, cơn đau có thể xuyên ra cột sống, lan xuống đùi và lan ra
toàn bụng. Ngoài ra có thể thấy đau lưng kèm theo tức ngực, căng vú, buồn nôn,
dễ xúc động, ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động.
3. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt
Tình trạng kinh nguyệt
thất thường xảy ra ở nhiều người, nhưng không phải ai cũng biết được nguyên
nhân, hay không phải lúc nào cũng do một nguyên nhân duy nhất. Dưới đây là một
số nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt thường gặp
Ảnh hưởng của nội tiết tố
- Mỗi giai đoạn của người
phụ nữ đều ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố bao gồm tuổi dậy thì, mãn
kinh, mang thai, sinh con, và cho con bú sẽ làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
- Trong tuổi dậy thì,
cơ thể trải qua những thay đổi lớn. Có thể mất vài năm để estrogen và
progesterone đạt được sự cân bằng và thời gian bất thường của chu kỳ kinh nguyệt
phổ biến tại thời điểm này.
- Giai đoạn tiền mãn
kinh, buồng trứng suy giảm, các nội tiết tố nữ thay đổi làm chu kỳ và lượng máu
kinh thay đổi.
- Thời kỳ mãn kinh tính
từ 12 tháng kể từ thời kỳ kinh nguyệt cuối cùng của người phụ nữ. Sau thời kỳ
mãn kinh, chị em phụ nữ sẽ không còn những chu kỳ kinh.
- Trong thời gian mang
thai, kinh nguyệt chấm dứt.
- Hầu hết phụ nữ không
có kinh trong khi cho con bú.
Nguyên nhân thực thể:
- Thai nghén bất thường:
Chửa ngoài tử cung, dọa sảy thai.
- Tổn thương thực thể của
cổ tử cung - polyp cổ tử cung - Polyp buồng tử cung - u xơ tử cung, quá sản nội
mạc tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, buồng trứng đa
nang...
- U tuyến yên, bệnh lý
tuyến giáp, tiểu đường.
- Nhiễm khuẩn: viêm nhiễm
đường sinh dục, viêm niêm mạc tử cung.
Thay đổi điều kiện sống, thói quen sinh hoạt:
Kinh nguyệt do cơ chế nội
tiết - thần kinh điều chỉnh nên khi thay đổi môi trường sống như chuyển vùng,
thay đổi công việc, bị áp lực học, gia đình hoặc công việc làm cho người phụ nữ
chán nản hay buồn rầu cũng làm rối loạn kinh nguyệt.
Chế độ dinh dưỡng: Thay
đổi chế độ ăn uống, tăng cân hoặc giảm cân quá mức cũng làm rối loạn kinh nguyệt.
Vận động quá mức: Cũng
làm tăng lượng kinh và kéo dài ngày thấy kinh.
Một số thuốc gây rối loạn
kinh nguyệt, đặc biệt là thuốc tránh thai, thuốc điều trị tiểu đường, cao huyết
áp.
4. Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Câu
trả lời là có!
- Thiếu máu: Lượng kinh
ra nhiều và kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao, tim
loạn nhịp, thở gấp,...trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thậm
chí tính mạng của bạn.
- Nguy cơ mắc các bệnh
phụ khoa: Chu kỳ kinh kéo dài không chỉ gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày mà
còn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng phát triển gây những bệnh viêm
nhiễm “vùng kín” ( viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng,...).
- Nguy cơ vô sinh: Bạn
có thể khó mang thai hơn nếu bạn có chu kỳ bất thường vì thời điểm rụng trứng
không thường xuyên, hoặc do viêm nhiễm gây tắc vòi tử cung.
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt
tình dục: Các nghiên cứu khoa học cho thấy quan hệ tình dục vào những ngày “đèn
đỏ” có thể làm tăng nguy cơ gây nên các bệnh phụ khoa. Do đó rối loạn kinh nguyệt
phần nào đó khiến những cuộc “yêu” của bạn cũng trở nên thất thường hơn.
- Ảnh hưởng đến nhan sắc
phụ nữ: Estrogen và Progesteron chính là 2 hocmon đóng vai trò cội nguồn sắc đẹp
của phái nữ. Do đó, việc rối loạn các hormone này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
nhan sắc, sự tươi trẻ của phái đẹp, làm khí huyết lưu thông kém khiến da kém mịn
màng, khiến chị em dễ cáu gắt, nóng tính,... Không chỉ vậy, rối loạn kinh nguyệt
còn khiến nhiều chị em lo lắng, căng thẳng, mất tự tin, khiến chất lượng cuộc sống
bị suy giảm đáng kể.
- Bệnh lý nguy hiểm: Một
số trường hợp rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện những bệnh lý như chửa ngoài tử
cung, ung thư niêm mạc tử cung,... sẽ rất nguy hiểm nếu bạn đi khám muộn.
5. Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là
căn bệnh thường gặp ở phụ nữ. Tuy nhiên, bạn hãy đến gặp bạn sĩ nếu có rối loạn
kinh nguyệt để có chẩn đoán xác định, loại trừ bệnh lý thực thể phải điều trị tại
bệnh viện. Còn những rối loạn kinh nguyệt cơ năng, các bác sĩ sẽ tư vấn bạn điều
trị và theo dõi tại nhà. Sau đây là 1 số gợi ý đơn giản để cải thiện triệu chứng
rối loạn kinh nguyệt cơ năng này:
Cải thiện chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc phù hợp.
Các chị em phải điều chỉnh
chế độ ăn uống của mình cho hợp giờ giấc và bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Tích cực tập thể dục thể thao thường xuyên, dù là một vài động tác vận động nhỏ
mỗi sáng 15-30 phút cũng giúp đẩy lùi chứng rối loạn kinh nguyệt.
Giữ tâm lý thật thoải mái
Cố gắng làm việc và
sinh hoạt trong môi trường sạch sẽ, trong lành và ít căng thẳng nhất có thể. Bạn
có thể tập nghĩ đến những điều vui vẻ, tích cực, có thể nghe nhạc hoặc trò chuyện
với bạn bè nhiều hơn để thư giãn đầu óc.
Sử dụng thuốc tránh thai
Lời khuyên cho bạn là
không nên lạm dụng thuốc quá nhiều. Thuốc tránh thai là loại thuốc có thể gây
ra nhiều tác dụng phụ, các chị em nên tư vấn bác sĩ nếu muốn sử dụng thuốc
tránh thai và có nhiều phương pháp tránh thai khác để bạn có thể lựa chọn.
Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác
Việc sử dụng nhiều rượu
bia, thuốc lá không những ảnh hưởng đến nội tiết, gây rối loạn kinh nguyệt mà
còn ảnh hưởng đến làn da của bạn nữa. Vì vậy, hãy hạn chế đến mức thấp nhất có
thể để có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn nhé!
Điều trị bệnh lý khác nếu có: Tuyến giáp, tiểu đường,...
Ngoài ra, nếu các triệu
chứng vẫn không được cải thiện, hãy đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn và điều
trị để phục hồi sức khỏe!
Nguồn:
BacSiViet.com